Bản giao hưởng Tokyo
Thể loại: Phim HD nhiều thể loại Phim mới có Phụ Đề Việt
Dung lượng: 12.6
Năm sản xuất: 2008
Âm thanh:
Âm thanh AC3
Định dạng: HD1080
Thời lượng:
11 wins & 6 nominations. Diễn ra tại Tokyo ngày nay, Tokyo Sonata là câu chuyện kể về một gia đình Nhật Bản bình thường gồm bốn thành viên. Người cha, Ryuhei Sasaki (Teruyuki Kagawa) , như bất cứ một thương gia người Nhật nào, ông luôn trung thành và hết mình với công việc. Người vợ, Megumi (Kyoko Koizumi), một mình trông coi việc nhà cửa và chăm sóc cậu con trai lớn đang học trung học của bà, Takashi (Yu Koyanagi) và đứa út, Kenji (Kai Inowaki), một cậu bé nhạy cảm đang cấp tiểu học. Nhìn từ bên ngoài, gia đình họ dường như rất vui vẻ và hạnh phúc. Rắc rối bắt đầu khi Ryuhei bị mất việc và quyết định không nói với gia đình về chuyện này vì quá xấu hổ. Ông rời nhà mỗi sáng như thể sẽ đến văn phòng, nhưng thay vào đó, ông đến thư viện, công viên hay xếp hàng tại các bếp ăn từ thiện. Phải nói rằng, Tokyo Sonata kể về các khó khăn trong giao tiếp cũng như sự tất yếu của nó. Ryuhei không phải là người duy nhất không dám thú nhận về việc đã xảy ra. Megumi hoàn toàn không hề cảm thấy hạnh phúc, vì một lý do nào đó, bà thậm chí không thể tự giải thích với bản thân. Bà thật sự quá shock khi bắt gặp chồng mình đang xếp hàng xin súp miễn phí, rồi sau khi phát hiện ra sự thật về công việc của ông, bà không muốn nhìn mặt ông nữa. Takashi luôn tỏ ra gan lỳ còn Kenji lén lút tập đàn piano bằng cách dành tiền cơm trưa để đóng học phí vì bị bố phản đối kịch liệt. Nếu là một bộ phim khác, bạn sẽ nghĩ những rắc rối cũng như phiền não ấy của các nhân vật sẽ hoàn toàn bị xoá bỏ bởi một cuộc nói chuyện đơn giản và nghĩ rằng nhỡ đâu lúc nào đó trong đời, mình cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhưng với Tokyo Sonata, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Nhà làm phim kinh dị nổi tiếng này đã đem đến cho chúng ta một tác phẩm thật đời thường và vui nhộn. Qua đó, ông đã chứng minh sự hiểu biết cũng như khả năng thiên tài của mình trong giải quyết các vấn đề. Diễn viên chính Kagawa đã thể hiện suy nghĩ của nhân vật như thể một vở hài kịch, nhưng đó không đơn giản chỉ là một trò đùa. Xem phim, chúng ta đồng cảm với ông ấy. Trong phim, Kurosawa đề cập đến các khó khăn chung luôn kìm kẹp xã hội Nhật Bản. Trong tác phẩm Bright Future, ông liên hệ các vấn đề đến số đông giới trẻ, khẳng định sự vô tâm, hời hợt cũng như thiếu mục đích sống đã khiến họ bỏ qua nhiều điều trong tuổi hai mươi. Họ lạc đường hay chỉ biết sống theo những gì mà cha mẹ họ đã theo đuổi và sắp đặt. Với Tokyo Sonata, Kurosawa cũng lặp lại chính xác những điều ấy nhưng thay vì các nhân vật đang trong lứa tuổi hai mươi, ông lại nhìn xa hơn đến những người trưởng thành, những người đã bỏ cả cuộc đời mình để phục vụ cho một thứ lý tưởng nào đó của xã hội, để rồi cuối cùng nhận ra mình thất bại, bị bỏ rơi hay quên lãng cũng chính bởi điều đó. Bạn sẽ nghĩ gì khi biết rằng những lựa chọn, mà bạn đã tin là chắc chắn trong suốt cuộc đời sẽ dẫn mình đến một kết thúc tươi đẹp khi bạn bốn mươi hay năm mươi tuổi, chợt khiến bạn nhận ra là mình đã sai? Sẽ thật sự dễ hiểu nếu vào cuối phim, mọi chuyện đều được giải quyết ổn thoả; và dù kết thúc có diễn ra thế nào đi nữa, bạn sẽ cảm thấy như mình không chỉ xem một bộ phim mà là đang sống trong cuộc đời ấy, dù chỉ một chút thôi, với tất cả những điều xấu xa, đáng sợ cũng như tuyệt đẹp và bất ngờ. Chính nhờ các yếu tố đời thường, đơn giản nhưng lại hết sức đặc biệt ấy, Tokyo Sonata đã trở thành một đề cử không ngờ của bảng xếp hạng những phim Nhật Bản hay nhất năm 2008. Tuy nhiên, Tokyo Sonata lặng lẽ và tinh tế không chắc là sẽ tìm được nhiều khán giả ngoài các giải Liên hoan phim, đơn giản vì chẳng ai biết làm cách nào để bán được một bộ phim về một kẻ thất nghiệp tuổi năm mươi. Điều này thật đáng buồn vì đây là một tác phẩm nghệ thuật rất sâu sắc, thuộc các phim xếp hàng đầu trong sự nghiệp của Kurosawa.